Tinh hoàn ẩn: Bệnh lý gây mất khả năng sinh sản cho nam giới

Đánh giá: 5/ 5 ( 23 lượt)

  Tinh hoàn ẩn là hiện tượng bất thường ở cơ quan sinh sản của nam giới, đặc biệt là những bé trai vừa chào đời. Tinh hoàn ẩn là khi một trong hai hoặc cả hai bên tinh hoàn không nằm trong bìu. Nếu nhận biết và điều trị sớm bệnh lý này chính là cách bảo toàn chức năng sinh sản của nam giới tốt nhất về sau.

bác sĩ tư vấn miễn phí

Tinh hoàn ẩn là gì?

  Quá trình di chuyển của tinh hoàn sẽ diễn ra khi bào thai còn nằm trong tử cung của mẹ. Khi bước vào tháng thứ 8 của thai kỳ, cả hai bên tinh hoàn đang nằm ở vị trí sát với hai quả thận sẽ bắt đầu di chuyển qua bẹn rồi xuống đến nơi cuối cùng chính là bìu.

  Tinh hoàn ẩn là tình trạng mà khi các bé trai được sinh ra thì một hoặc cả hai bên tinh hoàn không di chuyển xuống bìu, nó vẫn nằm ở ổ bụng hoặc chỉ xuống một bên bìu.

  Tinh hoàn ẩn gồm có hai dạng:

  • Tinh hoàn ẩn sờ được: Khi sờ vào, sẽ thấy tinh hoàn đang nằm ở ống bẹn, tinh hoàn lò xo.
  • Tinh hoàn ẩn không sờ được: Khi tinh hoàn nằm ở lỗ bẹn sâu trong ổ bụng thì sờ vào sẽ không cảm nhận được sự tồn tại của nó.

  Ngoài ra, nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa tinh hoàn ẩn và tinh hoàn lạc chỗ. Thực tế thì chúng hoàn toàn khác nhau:

  • Tinh hoàn ẩn: Tinh hoàn không nằm ở bìu mà nằm dọc theo đường đi của tinh hoàn. Có thể là nằm ở bụng, lỗ bẹn sâu, ống bẹn hoặc lỗ bẹn nông.
  • Tinh hoàn lạc chỗ: Tinh hoàn đã đi ra khỏi lỗ bẹn nông, nhưng đi lạc đến nơi khác mà không đến bìu. Có thể là tầng sinh môn, cân đùi hoặc dây chằng bẹn. Tỷ lệ khoảng 80% các trường hợp đi lạc này thường xảy ra ở một bên tinh hoàn, tuy nhiên là kích thước và chức năng vẫn hoạt động bình thường.

Tinh hoàn ẩn là gì?

Tinh hoàn ẩn là gì?

  Theo số liệu thống kê, tinh hoàn ẩn thường xảy ra ở một bên, trong đó tinh hoàn bên trái có khả năng 30% và bên còn lại chiếm 70%. Trường hợp tinh hoàn ẩn cả hai bên rất hiếm khi xảy ra, chỉ chiếm khoảng 10% các ca bệnh.

1. Tinh hoàn ẩn ở trẻ em

  Chiếm khoảng 3 – 4% tổng số bé trai sinh ra thì sẽ xuất hiện các trường hợp tinh hoàn ẩn, tỷ lệ này càng tăng khi trẻ sinh non, sinh đôi hay nhẹ cân. Nhiều trường hợp, sau khi sinh ra thì tinh hoàn vẫn tiếp tục di chuyển xuống bìu, quá trình này diễn ra trước khi trẻ đến 3 tháng tuổi.

  Tuy nhiên, nếu khi trẻ 6 tháng tuổi mà tinh hoàn vẫn không xuống đúng vị trí, khi này khả năng tinh hoàn vẫn tiếp tục di chuyển gần như là không thể và cần phải có biện pháp can thiệp càng sớm càng tốt.

2. Tinh hoàn ẩn ở người trưởng thành

  Tinh hoàn ẩn là một dị tật bẩm sinh ở các bé trai khi mới chào đời. Tuy nhiên, hiện nay cũng có không ít trường hợp nam giới trưởng thành có gặp phải hiện tượng này.

  Với người trưởng thành mà bị tinh hoàn ẩn một bên thì có nguy cơ đối diện với nhiều vấn đề sức khỏe như ung thư tinh hoàn hoặc các vấn đề khác.

  Nếu bị ẩn tinh hoàn cả hai bên thì khả năng vô sinh gần như chắc chắn. Kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ của người này thường không có sự tồn tại của tinh trùng.

  Một số người còn không thể giao hợp do sự thiếu hụt hormone sinh dục. Bên cạnh đó, tinh hoàn ẩn ở người trường thành còn kèo theo nhiều dị tật bẩm sinh khác.

Nguyên nhân gây tinh hoàn ẩn

  Quá trình tinh hoàn di chuyển từ bụng đến xuống bìu sẽ chịu không ít tác động của cơ thể. Nếu quá trình này xảy ra một sự tác động nào đó, sẽ khiến tinh hoàn không xuống được tới bìu, có thể đi lạc chỗ hoặc bị ẩn một bên và hai bên.

Tinh hoàn ẩn do bẩm sinh

Tinh hoàn ẩn do bẩm sinh

  Một số tác động đó là:

  • Sự rối loạn tuyến yên – trục hạ đồi – tuyến sinh dục, gây thiếu gonadotropin dẫn đến ẩn tinh hoàn và chứng dương vật nhỏ.
  • Quá trình tổng hợp testosterone sai lệch do thiếu men 17α-hydroxylase, 5α-reductase,… khiến cho tinh hoàn phát triển không bình thường.
  • Giảm khả năng cảm nhận các thụ thể androgen.
  • Sự phát triển bất thường của dây chằng tinh hoàn – bìu cũng khiến tinh hoàn nằm lơ lửng trên đường di chuyển nên không xuống được đến đìu.
  • Quá trình mang thai, nếu mẹ dùng nhiều diethylstilbestrol hay thuốc kháng androgen cũng sẽ làm cản trở quá trình di chuyển của tinh hoàn.
  • Các yếu tố cơ học ngăn cản sự di chuyển của tinh hoàn, bao gồm: xơ hóa vùng ống bẹn, cuống mạch của tinh hoàn ngắn,…
  • Trẻ sinh non (chưa đủ 37 tuần), chỉ nặng dưới 0,9 kg.
  • Gia đình có tiền sử bị tinh hoàn ẩn và các vấn đề về hệ sinh dục khác.
  • Trẻ mắc hội chứng Down và các vấn đề ở thành bụng.
  • Mẹ bị đái tháo đường trước hoặc trong thai kỳ.
  • Khi mang thai người mẹ lạm dụng rượu bia, thuốc lá hoặc tiếp xúc với hoá chất thuốc trừ sâu.

Dấu hiệu nhận biết tinh hoàn ẩn

  Dấu hiệu nhận biết tinh hoàn ẩn chính là không nhìn thấy, không chạm thấy tinh hoàn ở trong bìu. Ngoài ra, tinh hoàn ẩn còn làm bìu kém phát triển, teo nhỏ lại khi nhìn bằng mắt thường.

Bệnh tinh hoàn ẩn gây mất khả năng sinh sản như thế nào?

  Tinh hoàn ẩn thường có kích thước nhỏ hơn so với bình thừng và nhu mô cũng thường nhão, mềm. Theo nhiều nghiên cứu, trẻ bị tinh hoàn ẩn thì đường kính ống sinh tinh khá nhỏ, mức độ xơ hóa tinh hoàn cao hơn, làm ảnh hưởng đến quá trình thay đổi mô học của tinh hoàn, từ đó làm giảm khả năng sinh sản trong tương lai của chúng.

  Còn với người trưởng thành, nếu bị tinh hoàn ẩn một bên thì khả năng sinh sản vẫn còn. Thế nhưng, nếu bị tinh hoàn ẩn cả hai bên thì khả năng sinh sản bị suy giảm đi đáng kể.

Tinh hoàn ẩn gây mất khả năng sinh sản như thế nào?

Tinh hoàn ẩn gây mất khả năng sinh sản như thế nào?

  Bởi vì, tinh hoàn thường sẽ nằm ở trong bìu – nơi có nhiệt độ thấp hơn trong cơ thể, khoảng 2 – 3 độ C. Khi nó nằm cao ở ống bẹn hay ổ bụng – nơi sinh nhiệt cao hơn trong bìu thì những tế bào sinh tinh sẽ dần bị thoái hóa và mất đi khả năng sinh tinh.

  Không chỉ thế mà tinh hoàn ẩn còn gây ra những biến chứng khác như:

  • Ảnh hưởng tâm lý: Do sự bất thường về hình dạng của bíu, khiến người bệnh cảm thấy lo lắng, tự ti về bản thân.
  • Nguy cơ bị xoắn tinh hoàn: Nếu không kịp thời thăm khám và can thiệp xử lý trong vòng 3 giờ, tinh hoàn có khả năng bị hoại tử, buộc phải cắt bỏ để cứu sống bệnh nhân. Vì thế, khả năng sinh sản gần như không còn.
  • Ung thư tinh hoàn: Nguy cơ trở thành ung thư tinh hoàn cao gấp 20 lần khi tinh hoàn nằm không đúng vị trí. Đặc biệt là với tinh hoàn ẩn mà nằm trong ổ bụng thì nguy cơ cao hơn 6 lần so với nằm ở vị trí khác.
  • Chấn thương tinh hoàn: Nếu không nằm trong bìu, tinh hoàn rất dễ bị chấn thương do áp lực từ ổ bụng hoặc xương mu.
  • Thoát vị bẹn: Những người bị tinh hoàn ẩn, khả năng hoảng 70 – 90% có sự tổn tại của ống phúc tinh mạc. Nếu không điều trị kịp thời thì nguy cơ bị thoát vị bẹn rất cao.

Chẩn đoán tinh hoàn ẩn bằng cách nào?

  Khám bẹn bìu là một việc làm quan trọng, góp phần vào quá trình đánh giá tinh hoàn ẩn như thế nào. Bên cạnh việc khai thác tiền sử bệnh lý và gia đình thì bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán tinh hoàn ẩn bằng các phương pháp sau:

  • Siêu âm bụng và chụp cắt lớp vi tính ổ bụng hay nội soi ổ bụng.
  • Xét nghiệm nhiễm sắc thể được chỉ định trong những trường hợp cần xác định giới tính.
  • Những xét nghiệm chỉ điểm khối u: αFP, β-HCG, LDH để phát hiện khối u ác tính.

Phòng tránh bệnh tinh hoàn ẩn

  Không có biện pháp nào có thể phòng tránh được bệnh tinh hoàn ẩn trước khi sinh sản. Nhưng khi mang thai, mẹ không nên dùng diethylstilbestrol và các chế phẩm kháng androgen để hạn chế khả năng con bị tinh hoàn ẩn.

  Đối với bé nhẹ cân, sinh non hay sinh đôi thì cần chú ý đến việc kiểm tra mỗi ngày khi cho con tắm hoặc là thay tả để có phương án can thiệp kịp thời.

  Nếu có phát hiện bé bị tinh hoàn ẩn thì cần đưa đi khám, chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể. Khi đến độ tuổi dậy thì, bố mẹ hãy giáo dục con trẻ về những sự thay đổi thể chất, cách tự kiểm tra tinh hoàn và báo ngay khi có biểu hiện lạ.

Giải pháp điều trị bệnh tinh hoàn ẩn

  Việc điều trị sẽ phụ thuộc và triệu chứng, mức độ, tuổi tác và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Sau đây là một số giải pháp điều trị cho người bị tinh hoàn ẩn:

Điều trị bệnh tinh hoàn ẩn

Điều trị bệnh tinh hoàn ẩn​

1. Dùng thuốc

  Nếu trẻ chưa đầy 12 tháng thì có thể dùng thuốc nội tiết. Bác sĩ sẽ tiêm vào bắp tay hormone HCG để thúc đẩy tinh hoàn di chuyển đến đúng vị trí. Tuy nhiên hiệu quả chỉ đạt 20% và có một số hạn chế nhất. Vì thế, bố mẹ cần nghe tư vấn về lợi ích, rủi ro cũng như tác dụng phụ trước khi thực hiện.

2. Can thiệp phẫu thuật

  Trường hợp tinh hoàn không tự di chuyển xuống bìu, cần phải can thiệp phẫu thuật để hỗ trợ tinh hoàn về đúng vị trí.

  Ở thời điểm phẫu thuật sẽ dựa vào nhiều yếu tố và thường được khuyến khích thực hiện khi trẻ từ 6 – 18 tháng tuổi. Nếu điều trị trong giai đoạn này sẽ mang đến hiệu quả tối đa, không chỉ bảo toàn chức năng của tinh hoàn mà còn tránh được những di chứng sau phẫu thuật.

  Trường hợp tinh hoàn ẩn, tùy vào sức khỏe của trẻ và kinh nghiệm của bác sĩ mà cuộc phẫu thuật có thể diễn ra cùng 1 lúc hoặc cách nhau 3 – 6 tháng. Một số phẫu thuật được áp dụng như:

  • Phẫu thuật hạ tinh hoàn
  • Ghép tinh hoàn tự thân
  • Đặt tinh hoàn nhân tạo
  • Phẫu thuật nội soi ổ bụng

  Một cơ sở y tế uy tín để nam giới có thể đến khám và điều trị các bệnh nam khoa là Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ. Phòng khám trang bị máy móc, thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm sẽ đưa ra chẩn đoán cũng như phác đồ điều trị chính xác nhất.

  Vì thế, nếu có bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào ở vùng tinh hoàn thì hãy liên liên hệ ngay đến Hotline 0225 8831 239 hoặc nếu ngại thì có thể nhắn tin qua cửa sổ chat để được bác sĩ hỗ trợ kịp thời.

  Tổng kết lại, tinh hoàn ẩn là một bệnh lý khá nguy hiểm cho cánh mày râu, nếu như không kịp thời phát hiện và điều trị sẽ dễ gây ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản sau này. Vì thế, khi nhận thấy có biểu hiện bất thường thì nên nhanh chóng đến thăm khám bác sĩ để có phương án xử lý đúng cách cũng như tránh được những biến chứng nguy hiểm. 

bác sĩ tư vấn miễn phí

Bài viết: Tinh hoàn ẩn: Bệnh lý gây mất khả năng sinh sản cho nam giới

Được đăng bởi: Chuyên viên tư vấn Hồng

Ngày:

Bài viết xem nhiều

Bài viết mới

  • TƯ VẤN MIỄN PHÍ 24/7

    Khám bệnh từ 8h00 - 20h00 tất cả các ngày

    Chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn

bản đồ phòng khám đa khoa
da khoa hong phuc