Tinh hoàn bên to bên nhỏ không đều nhau, liệu có sao không?

Tinh hoàn bên to bên nhỏ có thể gặp ở trẻ em và người lớn, nhưng nếu sự chênh lệch quá lớn và đi kèm với nhiều sự bất thường khác, có thể là do bệnh lý tiềm ẩn. Do đó, cần xác định rõ nguyên nhân thì mới trả lời được câu hỏi tinh hoàn bên to bên nhỏ không đều nhau, liệu có sao không?

Hình tư vấn bệnh online

Cách phát hiện tinh hoàn bên to bên nhỏ không đều nhau

Tinh hoàn là bộ phận quan trọng trong hệ sinh sản của nam giới, đảm nhận vai trò sản xuất tinh trùng và tiết ra hormone testosterone – yếu tố then chốt tạo nên đặc tính nam.

Trong trạng thái bình thường, tinh hoàn nằm trong bìu với kích thước trung bình dài khoảng 4.5 cm, rộng 2.5 cm, dày 1.5 cm và nặng khoảng 20g mỗi bên.

Tuy nhiên, không phải lúc nào hai bên tinh hoàn cũng hoàn toàn đồng đều. Thực tế, tình trạng tinh hoàn bên to bên nhỏ là điều khá phổ biến và thường không đáng lo ngại.

Nhiều nam giới có tinh hoàn bên phải nhỉnh hơn bên trái, hoặc một bên treo thấp hơn bên còn lại khoảng 2–3 cm. Đây là hiện tượng sinh lý tự nhiên, không ảnh hưởng đến chức năng sinh sản hay nội tiết.

Tinh hoàn bên to bên nhỏ

Tinh hoàn bên to bên nhỏ 

Đặc biệt ở trẻ em và thanh thiếu niên đang trong độ tuổi dậy thì, sự phát triển chưa đồng đều của tinh hoàn càng dễ khiến hiện tượng này trở nên rõ rệt.

Nếu không kèm theo cảm giác đau, sưng tấy hay bất kỳ dấu hiệu khó chịu nào khác, thì sự lệch này hoàn toàn có thể yên tâm.

Tuy nhiên, để chủ động bảo vệ sức khỏe sinh sản, nam giới nên duy trì thói quen tự kiểm tra tinh hoàn mỗi tháng một lần. Thời điểm lý tưởng để kiểm tra là sau khi tắm nước ấm – khi da bìu trở nên mềm mại hơn, dễ cảm nhận hơn dưới tay.

Cách thực hiện như sau:

  1. Đứng trước gương, hai chân dang nhẹ.
  2. Dùng hai tay kiểm tra bìu xem có dấu hiệu sưng bất thường hay không.
  3. Nhẹ nhàng dùng ngón cái và ngón trỏ cuộn từng tinh hoàn để cảm nhận bề mặt và cấu trúc bên trong.

Nếu trong quá trình kiểm tra, bạn nhận thấy tinh hoàn có khối u nhỏ, cứng, sưng đau hoặc nóng ran khi chạm vào; kích thước thay đổi rõ rệt so với lần kiểm tra trước, hoặc cảm giác quá cứng – quá mềm bất thường thì đó có thể là tín hiệu cảnh báo của những bệnh ở tinh hoàn cần gặp bác sĩ và xử lý kịp thời.

Tại sao tinh hoàn bên to bên nhỏ?

Tinh hoàn không đều nhau có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc nhận diện đúng nguyên nhân là bước đầu quan trọng để đánh giá mức độ ảnh hưởng cũng như đưa ra hướng xử lý phù hợp. Vậy nguyên nhân tại sao tinh hoàn bên to bên nhỏ?

1. Do tinh hoàn bên to bên nhỏ bẩm sinh

Ở một số bé trai mới sinh, hai tinh hoàn có thể có kích thước không đồng đều do tồn tại dịch bên trong một trong hai bên. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, và sự chênh lệch này thường sẽ biến mất tự nhiên sau vài tháng, khi tinh hoàn hoàn thiện về cấu trúc và lượng dịch dư thừa được hấp thu hết. Trong trường hợp này, không cần can thiệp y tế, chỉ cần theo dõi sát với sự hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.

Tinh hoàn bên to bên nhỏ do bẩm sinh

Tinh hoàn bên to bên nhỏ do bẩm sinh

2. Do chấn thương tinh hoàn

Tinh hoàn là cơ quan rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương khi có va chạm mạnh. Các tai nạn trong sinh hoạt, chơi thể thao hoặc quan hệ tình dục mạnh bạo có thể gây chấn thương vùng bìu. 

Khi đó, bên tinh hoàn bị tổn thương có thể bị tụ máu, viêm nhiễm hoặc hình thành mô sẹo – lâu dần dẫn đến teo nhỏ, tạo ra sự chênh lệch rõ ràng về kích thước giữa hai bên.

3. Do tinh hoàn lạc chỗ (ẩn tinh hoàn)

Tinh hoàn lạc chỗ là tình trạng một bên tinh hoàn không nằm trong bìu như bình thường mà bị “kẹt” lại ở vùng bụng hoặc ống bẹn trong quá trình di chuyển xuống bìu khi thai nhi phát triển. 

Nếu không được phát hiện và can thiệp sớm, bên tinh hoàn bị lạc chỗ thường kém phát triển, thậm chí teo nhỏ, dẫn đến sự mất cân đối giữa hai bên bìu.

4. Do biến chứng sau quai bị

Nhiễm virus quai bị là một trong những nguyên nhân nghiêm trọng có thể gây teo tinh hoàn ở nam giới, đặc biệt là trong giai đoạn dậy thì. Khi virus tấn công vào tuyến sinh dục, chúng có thể phá hủy các tế bào biểu mô ống sinh tinh, khiến một bên tinh hoàn bị tổn thương và teo dần đi. 

Hậu quả là tinh hoàn bị thu nhỏ rõ rệt so với bên còn lại, ảnh hưởng đến chức năng sinh tinh nếu không được điều trị kịp thời.

Tinh hoàn bên to bên nhỏ là bệnh gì?

Như đã chia sẻ, tinh hoàn hai bên không đều nhau có thể là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nam khoa nghiêm trọng, nếu sự chênh lệch này quá rõ rệt và kèm theo biểu hiện sưng đau, nóng đỏ hoặc biến dạng bất thường. Một số bệnh lý có thể kể đến như:

Tinh hoàn bên to bên nhỏ là bệnh gì?

Tinh hoàn bên to bên nhỏ là bệnh gì?

1. Xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn là một trong những căn bệnh đầu tiên phải nghĩ đến nếu có hiện tượng tinh hoàn bên cao bên thấp. Hiện này xảy ra khi thừng tinh – cấu trúc dẫn máu và dưỡng chất đến tinh hoàn – bị xoắn quanh trục, làm gián đoạn tuần hoàn máu. 

Lúc này, nó còn khiến một bên tinh hoàn sưng to, đỏ, đau dữ dội, có thể lan đến bụng dưới hoặc bẹn. Nếu không can thiệp sớm, tinh hoàn có thể bị hoại tử.

2. Viêm tinh hoàn

Nhiều quý ông cũng bị tinh hoàn bên to bên nhỏ nếu đang bị viêm tinh hoàn. Đây là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở một hoặc hai bên tinh hoàn, do vi khuẩn hoặc virus (đặc biệt là sau quai bị). 

Triệu chứng điển hình là một bên tinh hoàn sưng đau, căng tức, đôi khi kèm theo tiểu buốt, sốt, mệt mỏi, buồn nôn. Nếu chỉ viêm một bên, tinh hoàn đó có thể bị sưng to bất thường so với bên còn lại.

3. Viêm mào tinh hoàn

Mào tinh hoàn là nơi nuôi dưỡng và dự trữ tinh trùng. Khi vùng này bị viêm, tinh hoàn có thể sưng to, đặc biệt là khi chạm vào thấy đau hoặc nóng rát. 

Người bệnh còn có thể gặp triệu chứng sốt, đau khi quan hệ, khi xuất tinh, da bìu đỏ hoặc phù nề. Do đó, tinh hoàn bên to bên nhỏ cũng có thể xuất phát từ căn bệnh này!

4. Tràn dịch màng tinh hoàn

Tràn dịch màng tinh xảy ra khi dịch tích tụ quá nhiều xung quanh tinh hoàn, làm cho bìu phồng to một cách bất thường. Thông thường chỉ xảy ra ở một bên, gây cảm giác nặng nề và chênh lệch rõ về kích thước giữa hai bên tinh hoàn. Dù không gây đau nhưng vẫn cần thăm khám để loại trừ u nang hoặc khối u ẩn.

5. Giãn mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh khiến máu bị ứ đọng và không lưu thông tốt trong hệ thống mạch máu quanh tinh hoàn, dẫn đến tinh hoàn bên giãn bị đau tức, chảy xệ và có thể nhỏ hơn so với bên còn lại. Đây là nguyên nhân phổ biến gây hiếm muộn ở nam giới do ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng.

Bệnh giãn mạch thừng tinh làm cho tinh hoàn bên to bên nhỏ

Bệnh giãn mạch thừng tinh làm cho tinh hoàn bên to bên nhỏ

6. U nang biểu mô

Một số trường hợp tinh hoàn bên to bên nhỏ là do xuất hiện u nang biểu mô – khối u lành tính hình thành quanh tinh hoàn. Đa phần không gây đau, nhưng nếu kích thước lớn hoặc ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục, có thể cần phẫu thuật để loại bỏ.

7. Ung thư tinh hoàn

Dù hiếm gặp nhưng ung thư tinh hoàn là nguyên nhân nguy hiểm nhất khiến một bên tinh hoàn bên to bên nhỏ bất thường. Khối u có thể kèm theo cảm giác đau âm ỉ, sưng bìu, đau vùng bụng dưới hoặc bẹn. 

Ở giai đoạn muộn, người bệnh có thể khó thở, ho ra máu, nổi hạch… Việc phát hiện sớm là yếu tố then chốt quyết định khả năng điều trị thành công.

Tinh hoàn bên to bên nhỏ có ảnh hưởng gì không?

Trong hầu hết các trường hợp, sự chênh lệch nhẹ về kích thước giữa hai bên tinh hoàn là hiện tượng sinh lý bình thường, không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe sinh sản hay chức năng tình dục. 

Tuy nhiên, nếu kích thước của một bên tinh hoàn to kèm theo các triệu chứng bất thường khác nữa thì đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề bệnh lý cần được chú ý.

Một trong những nguyên nhân đáng lo ngại là xoắn tinh hoàn, khi tình trạng thiếu máu nuôi kéo dài có thể dẫn đến hoại tử tinh hoàn, gây suy giảm khả năng sinh tinh và có thể dẫn đến vô sinh. 

Ngoài ra, nếu bệnh nhân bị ung thư tinh hoàn, các phương pháp điều trị như hóa trị và xạ trị cũng có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến khả năng sinh sản, dẫn đến vô sinh nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách.

Vì vậy, nam giới không nên chủ quan nếu phát hiện thấy sự thay đổi bất thường ở tinh hoàn. Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ và tham khảo ý kiến bác sĩ là cách tốt nhất để phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề này, giúp bảo vệ sức khỏe sinh sản lâu dài.

Tinh hoàn bên to bên nhỏ có thể làm ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản

Tinh hoàn bên to bên nhỏ có thể làm ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản

Tinh hoàn bên to bên nhỏ có con được không?

Nếu tình trạng tinh hoàn một bên to một bên nhỏ là bình thường, không kèm theo triệu chứng bất thường nào khác, thì nó sẽ không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng cũng như chất lượng và số lượng tinh trùng của nam giới. 

Vì vậy, nam giới vẫn có thể thụ thai tự nhiên và có con nếu không có vấn đề khác đi kèm.

Tuy nhiên, nếu tình trạng này là dấu hiệu của một bệnh lý, chẳng hạn như viêm tinh hoàn, xoắn tinh hoàn hay u nang tinh hoàn, thì nó có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến tinh hoàn, làm ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tinh trùng. 

Khi đó, số lượng và chất lượng tinh trùng có thể suy giảm, gây khó khăn trong việc thụ thai tự nhiên, thậm chí có thể gây vô sinh cho nam.

Điều trị tinh hoàn bên to bên nhỏ

Khi gặp phải tình trạng tinh hoàn bên to bên nhỏ, việc thăm khám và điều trị kịp thời là rất quan trọng để tránh những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và nội tiết tố nam giới. Dưới đây là hai hướng điều trị phổ biến mà bác sĩ có thể chỉ định:

1. Điều trị bằng thuốc

Với những trường hợp có sự chênh lệch kích thước tinh hoàn nhẹ, chưa có triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để điều trị. 

Nam giới cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ và không tự ý mua thuốc điều trị tại nhà, vì điều này không chỉ không hiệu quả mà còn có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm, làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.

2. Phẫu thuật

Nếu sự chênh lệch kích thước tinh hoàn lớn, đã từng điều trị với thuốc nhưng không có kết quả tốt hoặc có các triệu chứng bất thường như:

  • Đau nhói ở khu vực tinh hoàn
  • Tinh hoàn sưng và có màu đỏ hoặc bầm tím, rỉ máu.
  • Đau khi đi tiểu hoặc đau bụng dưới.
Điều trị tinh hoàn bên to bên nhỏ
Điều trị tinh hoàn bên to bên nhỏ

Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và chẩn đoán. Trong trường hợp cần thiết, phẫu thuật sẽ giúp phục hồi kích thước và chức năng của tinh hoàn, đồng thời hạn chế nguy cơ tái phát. Phẫu thuật còn có thể xử lý triệt để các vấn đề liên quan đến tinh hoàn. Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống hợp lý để hỗ trợ quá trình hồi phục và theo dõi sức khỏe sinh sản định kỳ.

Nhìn chung, tinh hoàn bên to bên nhỏ có thể chỉ là dấu hiệu sinh lý bình thường, nhưng cũng có thể là biểu hiện của các vấn đề bệnh lý nghiêm trọng. Chính vì vậy, nếu bạn gặp phải tình trạng tinh hoàn không đều cùng với các dấu hiệu bất thường, việc thăm khám kịp thời là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe sinh sản.

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ nam uy tín tại Hải Phòng để khám chữa tình trạng tinh hoàn bên to bên nhỏ, Phòng khám Đa khoa Phượng Đỏ là lựa chọn đáng tin cậy. Đây là cơ sở y tế tư nhân được cấp giấy phép hoạt động đầy đủ từ Sở Y tế, với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và trang thiết bị hiện đại. Phòng khám sẽ mang đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất, giúp bạn nhanh chóng xác định nguyên nhân và điều trị hiệu quả.

Mong rằng, bài viết này đã mang đến những thông tin giá trị cho bạn đọc về hiện tượng tinh hoàn bên to bên nhỏ. Nếu bạn đang gặp vấn đề này, đừng ngần ngại liên hệ quaHotline 0225 8831 239 hoặc nhắn tin tại đây  để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp!

Hình tư vấn bệnh online

Bài viết liên quan

da khoa hong phuc
x